Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay. Gây nên những cơn đau khó chịu cho cơ thể. Và nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả căn bệnh ung thư dạ dày. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh dạ dày, cùng Theatre20 tìm hiểu qua 8 nguyên nhân dưới đây để có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Nội Dung Bài Viết
- 1 1. Di truyền
- 2 2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
- 3 3. Căng thẳng thần kinh (stress)
- 4 4. Chế độ ăn uống không hợp lý
- 5 5. Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid
- 6 6. Uống nhiều rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
- 7 7. Yếu tố thể tạng
- 8 8. Ăn quá nhiều muối
- 9 Chia Sẻ Ngay Ý Kiến, Đánh Giá, Bình Luận Của Bạn Ngay Bên Dưới
1. Di truyền
Một trong những nguyên nhân hay gặp đối với những người mắc viêm loét dạ dày chính là yếu tố di truyền. Khi trong gia đình có người từng có tiểu sử mắc bệnh, thì nguy cơ bị viêm loét dạ dày của bạn cao hơn rất nhiều.
Cho nên cần chú ý đến chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi của bản thân nếu tiểu sử sức khỏe gia đình mình đã có người mắc bệnh
2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp)
Nguyên nhân phổ biến thứ hai cũng như là tác nhân trực tiếp gây nên bệnh viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non, sau đó tiết ra một số chất khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn mức bình thường và chính lượng acid dư thừa này gây tổn thương cho lớp nhầy bảo vệ, gây nên bệnh viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người sang người khi dùng chung các dụng cụ ăn uống sinh hoạt chung.
Có Thể Bạn Quan Tâm
3. Căng thẳng thần kinh (stress)
Những người thường xuyên bị căng thẳng thần kinh thì nguy cơ mắc bệnh về dạ dày sẽ cao hơn. Bởi vì khi căng thẳng, các yếu tố tác động đến niêm mạc dạ dày được tiết ra nhều hơn, khiến acid HCI tăng cao, từ đó hệ miễn dịch của cơ thể giảm sút. Làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày do căng thẳng thần kinh gây nên, khi cơ thể hết căng thẳng, các triệu chứng này cũng vì thế sẽ giảm đi. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài, căn bệnh viêm loét dạ dày sẽ chuyển biến thành bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính.
4. Chế độ ăn uống không hợp lý
Một chế độ ăn uống không hợp lý sẽ gây nên những tác hại rất lớn cho cơ thể, và dạ dày là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thói quen vừa ăn vừa nghịch điện thoại, xem tivi, vừa ăn vừa đi, thường xuyên ăn đêm, khi ăn quá no cũng như ăn quá đói, thậm chí là bỏ bữa chính là những nguyên nhân khiến dạ dày làm việc quá sức, gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
+ Note: Top 6 Món Rau Người Đau Dạ Dày Nên Ăn
Bên cạnh đó, những lúc này, dạ dày sẽ bị kích thích tiết ra nhiều acid hơn làm ăn mòn niêm mạc dạ dày, ngày qua ngày dẫn tới viêm loét dạ dày, tá tràng và gây nên các bệnh về tiêu hóa.
5. Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid
Khi sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính, loại thuốc này thường có trong các loại thuốc giảm đau.
Không chỉ gây hại cho dạ dày, các loại thuốc này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
6. Uống nhiều rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
Rượu bia, chất kích thích khi sử dụng sẽ gây ức chế cho việc tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, chúng còn khiến cơ thể tiết ra nhiều axit dịch vị làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu ngày dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh lý nguy hiểm khác ở gan thận.
Bên cạnh đó, trong thuốc lá chứa chất nicotin không những gây hại cho phổi mà còn khiết cơ thể tiết ra nhiều cortisol, chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
7. Yếu tố thể tạng
Theo nghiên cứu, những người mang trong mình nhóm máu O có khả năng mắc bệnh cao hơn những người mang các nhóm máu khác. Điều này được lý giải bởi sự ưu tiên liên kết giữa nhóm máu O và Hp, sự liên quan giữa kháng nguyên HLA B5 (là kháng nguyên thường được tìm thấy trên một số tế bào máu) với tần suất loét tá tràng.
8. Ăn quá nhiều muối
Một trong những nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày chính là việc nạp quá nhiều muối vào cơ thể. Khi ăn quá nhiều muối sẽ khiến sự gia tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn Hp và khiến chúng trở nên độc hại hơn, từ đó gây nên viêm loét dạ dày nhanh hơn và nặng hơn.
Ngoài ra, việc bạn ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận.
Với những chia sẽ trên Theatre20 mong rằng bạn hãy tạo cho mình một lối sống lành mạnh, để không những tránh xa được ăn bệnh đau dạ dày mà giúp bạn có một cơ thể luôn khỏe mạnh. Hãy luôn tự biết cách quý trọng sức khỏe của mình bạn nhé!
Xem Thêm Các Bài Viết Khác Về Chủ Đề Sức Khỏe:
Top 5 Địa Chỉ Khám Và Chữa Bệnh Da Liễu Tốt Nhất Đà Nẵng
Top 3 Bệnh Viện Khám Tim Mạch Tốt Nhất Đà Nẵng
Top 5 Bệnh Viện Đa Khoa Uy Tín Và Chất Lượng Nhất Đà Nẵng
Chia Sẻ Ngay Ý Kiến, Đánh Giá, Bình Luận Của Bạn Ngay Bên Dưới
Bình Luận