Tiểu sử Trần Bắc Hà

42 Likes Comment

Lý lịch Trần Bắc Hà

Trần Bắc Hà là ai?

Trần Bắc Hà là  cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhiệm kỳ 2008-2016 và cựu Tổng Giám đốc BIDV nhiệm kỳ 2003-2007.

Tiểu sử Trần Bắc Hà

Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!

Trần Bắc Hà sinh năm bao nhiêu?

Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1956.

Trần Bắc Hà mất khi nào?

Ông mất ngày 18 tháng 7 năm 2019.

Trần Bắc Hà quê ở đâu?

Ông sinh ra tại Hà Tây nhưng nguyên quán ở thôn An Thường, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Trình độ học vấn của Trần Bắc Hà

Ông tốt nghiệp Cử nhân Tài chính – Kế Toán của Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).

Xuất thân gia đình của Trần Bắc Hà

Cha ông là cán bộ cách mạng Trần Đình Châu (1915-1969) , từng giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Hoài Ân; Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng huyện Hoài Ân, Bình Định năm 1966.

Vợ ông là bà Ngô Kim Lan. Ông có 2 người con là Trần Duy Tùng (con trai) và Trần Lan Phương (con gái).

Tiểu sử Trần Bắc Hà

 

Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Bắc Hà

Tháng 02/1981, sau khi tốt nghiệp Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, ông Trần Bắc Hà trở lại quê nhà Bình Định và công tác tại BIDV – Chi nhánh Bình Định. Trước đó ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Sở Giao dịch III của BIDV, Giám đốc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV, Giám đốc Công ty Chứng khoán BIDV.

  Tiểu Sử Tăng Nhật Tuệ

Sau 10 năm công tác tại nhà băng này, tháng 7/1991 ông Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định khi vừa tròn 35 tuổi.

Tháng 10/1999, ông là Phó tổng giám đốc BIDV.

Tháng 5/2003, ông là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIDV.

Tiểu sử Trần Bắc Hà

Tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV và là người đại diện sở hữu gần 40% trên tổng số 95,3% cổ phần Nhà nước nắm giữ tại BIDV. Ngoài ra, ông cũng trực tiếp nắm giữ hơn 163.600 cổ phiếu BID.

Từ 21/10/2011 đến 30/04/2012, Trần Bắc Hà là Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV.

Ngày 18/8/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 1662/QĐ-NHNN về việc cho Trần Bắc Hà thôi làm Người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV.

Ngoài vai trò lãnh đạo tại BIDV, ông Hà cũng từng là Chủ tịch HĐQT hàng loạt công ty như Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDDC); Công ty Đầu tư và Phát triển Myanmar (MIDC); Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư phát triển quốc tế (IIDC); rồi Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), sang Lào (AVIL) và sang Myanmar (AVIM)

Ngày 1/9/2016, ông nghỉ hưu theo chế độ. Sau khi nghỉ hưu, ông Trần Bắc Hà cùng một số người trong gia đình sang nước Lào thuê một ngôi biệt thự rộng hơn 1.000 m2 tại bản Kè, huyện Pakse, tỉnh Champasak để ở và thành lập Công ty Sy Bun Huong. DN này triển khai hàng loạt dự án trồng cây nông nghiệp.

Tiểu sử Trần Bắc Hà

Sau khi Trần Bắc Hà nghỉ hưu, vợ con nguyên chủ tịch BIDV cũng đã đồng loạt rút khỏi vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp lớn. Cuối 2017, bà Ngô Kim Lan (vợ ông Trần Bắc Hà) không còn đảm nhiệm cương vị TGĐ kiêm người đại diện pháp luật của Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, đơn vị chủ sở hữu Khu nghỉ dưỡng 4 sao Hoàng Gia Quy Nhơn (Royal Hotel & Healthcare Resort Quy Nhon).

Hồi đầu tháng 11/2017, con trai ông Trần Bắc Hà – Trần Duy Tùng cũng từ chức sếp lớn Cảng Quy Nhơn sau một thời gian nắm giữ chức vụ lãnh đạo tại doanh nghiệp quê nhà.

Trong một kết luận cuối tháng 5/2018, ông Trần Bắc Hà bị Ủy ban Kiểm tra TƯ kết luận có những vi phạm rất nghiêm trọng và đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Ông đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

  Tiểu sử shark Đỗ Liên

Tiểu sử Trần Bắc Hà

Tại kỳ họp 27 của UB Kiểm tra TƯ vào tháng 6/2018, UB Kiểm tra TƯ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ông Hà ra khỏi Đảng.

Cuối tháng 11/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với ông Trần Bắc Hà để điều tra về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ông Trần Bắc Hà cùng 3 thuộc cấp bị khởi tố và điều tra về những sai phạm liên quan đến việc cho dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh vay vốn gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Cuối tháng 3/2019, con trai ông Hà là Trần Duy Tùng, cũng bị Cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 18/7/2019, Trần Bắc Hà được xác nhận đã tử vong khi đang trong thời gian tạm giam chờ điều tra về những sai phạm trong hoạt động ngân hàng tại BIDV. Ông Trần Bắc Hà bị tạm giam ở trại quân đội tại Sóc Sơn và được xác định tử vong với nguyên nhân được cho là bị bệnh. Ông Bắc Hà được đưa vào Bệnh viện Quân y 105 sáng 18 tháng 7 và được xác định “tử vong ngoại viện” (mất trước khi đưa vào bệnh viện). Ông Bắc Hà nhiều năm nay có trọng bệnh về gan và từng chữa trị ở nước ngoài.

Tiểu sử Trần Bắc Hà

35 năm công tác tại BIDV của Trần Bắc Hà

Trong những năm tháng làm việc ở BIDV, ông Trần Bắc Hà đã biến ngân hàng này trở thành một đế chế hùng mạnh, giúp BIDV khẳng định vị thế vững chắc trong nhóm 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng.

Tính đến năm 2015, BIDV có quy mô tài sản và lợi nhuận sau thuế (LNST) cao nhất trong số các Ngân hàng TMCP Nhà nước.

Dấu ấn sâu đậm nhất của ông Trần Bắc Hà đầu tiên phải kể đến công lao của ông trong việc niêm yết BIDV lên sàn chứng khoán giúp ngân hàng này thu về hàng nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, thương vụ IPO BIDV vào năm 2011 đã giúp ngân hàng này thu về hơn 1.575 tỷ đồng từ việc chào bán thành công toàn bộ 84,7 triệu cổ phần đưa ra đấu giá khi đó. BIDV cũng trở thành ngân hàng có sức ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến của thị trường chứng khoán Việt khi là 1 trong 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE.

  Tiểu Sử Kim Jong Un

Từ khi ông Trần Bắc Hà bắt đầu làm Chủ tịch BIDV, ngân hàng này đã có những sự thay đổi to lớn, trong đó có việc sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) để trở thành nhà băng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống. Cụ thể, năm 2015, BIDV đã tiến hành chuyển đổi toàn bộ nhận diện thương hiệu của Hội sở chính, 44 chi nhánh, 187 phòng giao dịch của MHB trên toàn quốc theo đúng nhận diện của BIDV. Từ 5/2015, toàn bộ các chi nhánh của MHB hoạt động với tư cách là chi nhánh của BIDV.

Tuy nhiên, ông Hà cùng với sự thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của BIDV, cũng “góp phần” đẩy nợ xấu tăng vọt. Theo báo cáo tài chính của 11 NH công bố vào tháng 8/2016 (thời điểm ông Hà nghỉ hưu), 11 NH “ôm” hơn 48.882 tỉ đồng nợ xấu. Trong đó, BIDV là NH có tổng số nợ xấu cao nhất, lên tới 13.183 tỉ đồng, tăng 35,95% so với cuối năm 2015. Trong quý 1/2018, lợi nhuận sau thuế của BIDV chỉ tăng 8,5% và chi phí dự phòng đã ăn mòn phần lớn 70% lợi nhuận trước trích lập.

Còn nhớ, tháng 8/2017, tin đồn ông Hà bị bắt đã nhấn chìm thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Chỉ trong ngày 9/8, vốn hóa thị trường đã bốc hơi 1,8 tỷ USD.

Trước đó, năm 2013 tin đồn thất thiệt tương tự liên quan đến ông Hà cũng đã “thổi bay” khoảng 1,6 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.

Tiểu sử Trần Bắc Hà

Xét trong giới doanh nhân Việt, cụ thể là giới ngân hàng, hiếm có doanh nhân nào có sức ảnh hưởng như ông Trần Bắc Hà và cũng không nhiều doanh nhân hơn 1 lần khiến thị trường chao đảo vì dính tin đồn bắt bớ như ông.

Gần 1 năm sau khi ông Hà nghỉ hưu, TTCK vẫn còn rúng động với tin đồn ông trùm ngân hàng một thời bị bắt. Tin đồn rộ lên sau khi nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an cho thấy ông Hà có ký duyệt cho vay đối với Ngân hàng Xây Dựng dưới thời Phạm Công Danh. Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Hà nói vẫn bình thường.

Dưới thời Trần Bắc Hà, BIDV gặp một số vấn đề, đó là khoản nợ khổng lồ của CTCK Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức).

Ông Trần Bắc Hà không có mặt trong cả 3 lần tại tòa với tư cách người có nghĩa vụ liên quan trong đại án Phạm Công Danh với lý do điều trị bệnh ung thư.

 

Nguồn tham khảo:

Wikipedia

antt.vn

You might like

About the Author: Hữu Vy

Hữu Vy Là Cô Gái Đầy Cá Tính , Yêu Thích Lĩnh Vực Viết Blog Vì Vậy Cô Cho Ra Đời Blog Chia Sẽ Kiến Thức Cho Công Đồng TheaTre20.com Nhằm Giúp Mọi Người Phát Triển Khả Năng Hiểu Biết Tốt Hơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *