Lý lịch shark Nguyễn Xuân Phú
Shark Phú là ai?
Shark Phú là người sáng lập và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn.
Shark Phú được mọi người biết đến nhiều hơn khi tham gia Shark Tank Việt Nam mùa 1 và mùa 2. Đến mùa 3 năm 2019 thì ông không còn tham gia nữa.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Shark Phú tên thật là gì?
Ông tên thật là Nguyễn Xuân Phú.
Shark Phú sinh năm bao nhiêu?
Ông sinh năm 1971.
Shark Phú quê ở đâu?
Ông sinh ra tại thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây cũ.
Trình độ học vấn của shark Phú
Ông tốt nghiệp Cử nhân ngành Kinh tế Lao động tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Xuất thân gia đình của shark Phú
Shark Phú sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học. Bố ông là người gốc Nghệ An. Thủa nhỏ, bố mẹ ông trồng rất nhiều hoa và làm rất nhiều nghề phụ để nuôi được con cái học hành.
Như bao gia đình cùng thời kì đó, điều kiện kinh tế nhà shark Phú rất khó khăn. Từ nhỏ ông đã cùng gia đình làm thêm rất nhiều việc từ chăn nuôi, làm đậu phụ, vừa đi học vừa làm thêm để trang trải cuộc sống, học tập.
Cuộc đời và sự nghiệp của shark Phú
Shark Phú học giỏi các môn tự nhiên, từng có ước mơ thành nhà toán học hay nhà khoa học nổi tiếng. Lên cấp 3, dấu hỏi về cái nghèo đưa Shark Phú chuyển hướng muốn thi kinh tế. Sau này ông thi vào trường Kinh tế quốc dân.
Mẹ ông vốn là người Hà Đông, còn bố ông là người Nghệ An. “Trong người xứ Nghệ luôn mang trong mình tư tưởng mong muốn con cái phải được học hành và có ý chí rất mãnh liệt”, Shark Phú chia sẻ về bố mình. Theo ông đấy là lý do dù điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, sinh ra ở nơi không có điều kiện học tập nhiều, nhưng bố mẹ ông rất quan tâm đến chuyện học hành của các con. Bố mẹ Shark Phú thậm chí còn thuê gia sư, kèm cặp riêng trong giai đoạn Shark Phú chuẩn bị thi vào đại học.
“Đấy cũng là lý do khiến tôi có những bước thay đổi cơ bản, bước ngoặt trong cuộc đời sau này”, Shark Phú cảm kích. Ông chia sẻ cả làng ông ngày đó chỉ có mình ông đỗ đại học, cả trường cấp 3 ông học cũng chỉ có vài ba người.
“Đỗ đại học là vinh dự rất lớn. Ôn thi đại học gần như bố mẹ đã dành toàn bộ điều kiện cũng như thời gian để tôi học. Trong lúc mình ngồi học, mình nhìn thấy bố mẹ rất vất vả, ví dụ như mẹ dậy từ 4 giờ sáng để làm nghề phụ. Hay như bố tôi đi làm về vẫn một mình làm vườn, không cho tôi tham gia mà yêu cầu tôi phải học. Chính những điều đó làm tôi trăn trở rất nhiều”. Chàng trai trẻ tập trung vào việc học, thi đỗ với điểm rất cao.
Tuy nhiên sau khi vào đại học, Shark Phú cho rằng những điều học được, đọc được không thỏa mãn những trăn trở, câu hỏi của mình thời gian đó.
Sau khi vào đại học 1 năm, Shark Phú thay đổi rất nhiều. Bước ngoặt rất lớn là khi mẹ ông không còn làm nghề phụ và mua một gian hàng ở chợ Ngã Tư Sở. Đây là bước đầu tiên Shark Phú đi vào con đường khởi nghiệp kinh doanh. Lúc này, có người anh ở nước ngoài gửi một thùng hàng đủ các thứ từ Liên Xô về và Shark Phú có nhiệm vụ đi bán thùng hàng này cho mẹ. Từ đó Shark Phú biết chỗ mua chỗ bán rồi dần dần mở rộng ra bán hàng cho những người xung quanh có sẵn hàng.
“Đây là kinh nghiệm vô cùng quan trọng và có thể nói đem lại tác dụng lớn lao vô cùng cho tôi trong sự nghiệp sau này. Tôi cảm thấy thực sự may mắn khi tiếp xúc môi trường kinh doanh từ sớm”, Shark Phú tự hào về công việc buôn bán đầu tiên của mình.
Sau khi tốt nghiệp, Shark Phú được tuyển dụng vào làm cho Tổng công ty xăng dầu. Theo doanh nhân này tổng công ty chọn 5 người tốt nghiệp từ trường Kinh tế quốc dân và không hiểu may mắn vì sao mà mình được chọn.
“Thời đó vào làm công ty đó là ước mơ của nhiều sinh viên. Tuy nhiên khi tôi vào cảm thấy công việc rất nhẹ nhàng, không dùng hết thời gian của mình. Chính vì vậy tôi cũng có cảm giác không thỏa mãn niềm mong mỏi của mình khi đã vào ngành kinh tế”, Shark Phú nhớ lại.Sau 9 tháng làm việc, khi đã được ký vào biên chế nhà nước chừng tháng rưỡi thì Shark Phú quyết định nghỉ việc.
Quyết định này không được bố mẹ Shark Phú đồng ý. Shark Phú quyết tâm ở nhà 3 tháng để học tiếng Anh. Bởi tiếng Nga mà ông học trong nhà trường không được sử dụng khi ra trường, xã hội bắt đầu có xu hướng dùng tiếng Anh. Shark Phú đặt quyết tâm thi vào một công ty nước ngoài để tìm hiểu văn hóa cũng như cách thức làm ăn của họ.
Năm đó có duy nhất 1 doanh nghiệp liên doanh là VMET với 100% vốn Đài Loan chuyên sản xuất xe máy tuyển dụng và Shark Phú trúng tuyển sau khi nộp hồ sơ. “Công việc này nâng tôi lên tầm cao mới”, Shark Phú kể lại. Ông và đồng nghiệp phải lo đi tìm kiếm nguồn hàng, ký kết hợp đồng, tìm kiếm các hãng vận chuyển, thủ tục xuất nhập khẩu. Điều này giúp ông có các mối quan hệ với chính quyền, hải quan, Bộ công thương.
“Người nước ngoài họ rất khó tính”, Shark Phú cho hay. Ví dụ một lô hàng gửi máy bay về thì phải đáp ứng đúng thời gian nếu không sẽ ảnh hưởng tới cả dây chuyển. Trong khi giai đoạn này các thủ tục còn rườm rà do đó đòi hỏi người thực hiện phải có các mối quan hệ cũng như am hiểu thủ tục quy trình hồ sơ làm sao cho đúng nhất.
“Sếp của tôi, tôi thấy cũng như mình. Sau 1-2 năm tôi thấy mình đã có thể bắt kịp. Hồi đó tổng giám đốc Đài Loan có sang thăm và họp với nhân viên VMET họ trả lương cho mình rất thấp, trong khi người Đài Loan được trả rất cao 4.000-5.000 USD trong khi chúng tôi chỉ 150 USD”, Shark Phú nhớ lại quãng thời gian làm cho VMET. Shark Phú đã chất vấn và yêu cầu tăng lương nếu không sẽ nghỉ việc. Đồng thời ông cũng muốn tìm công việc trong một công ty toàn cầu thực sự lớn trên toàn cầu. Lúc đó, Ford bắt đầu tuyển dụng và Shark Phú quyết định nộp đơn sang.
Ngay từ khâu phỏng vấn đã là thách thức với 3 vòng phỏng vấn. Shark Phú cho biết bản thân ông còn không nghe được họ nói gì, bởi từ người Đài Loan nói tiếng Anh khác hẳn người Mỹ, người Úc nói tiếng Anh. May mắn là ông cũng được chọn.
Cách quản lý của công ty Mỹ theo Shark Phú khác hẳn doanh nghiệp châu Á: Quản lý dựa trên các mục tiêu. “Họ giao cho mình những quyền thực sự chủ động trong mục tiêu họ đề ra”, doanh nhân này nhận xét.
Điều này giúp cho Shark Phú rất nhiều. Ông được giao xây dựng phòng vật tư cho Ford, cùng với một cố vấn người Úc đã về hưu và ngân sách 1 triệu USD. Tất cả mọi việc đều phải tự làm. “Hàng tuần họ luôn bắt họp và đưa ra những câu hỏi như phòng vật tư cần xe nâng không, cần kho không? Họ cho chúng tôi tham quan 3 nhà máy trên thế giới để học, tham quan để xây dựng cho Ford Việt Nam”, Shark Phú nhớ lại.
Trái ngược với cách quản lý của Đài Loan làm theo quy trình, cách quản lý của người Mỹ là họ chỉ đứng sau, điều chỉnh, góp ý. Và theo doanh nhân này thời gian làm ở Ford đã giúp nuôi dưỡng sự tự tin, dám quyết định với ông.
Quá trình làm việc suốt 10 năm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là tại hai công ty nước ngoài đã tạo nên những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn về khả năng của người Việt. Ông từng đắn đo rằng tại sao gần như toàn bộ các sản phẩm hàng hóa trong nước lúc bây giờ đều là nhập khẩu từ nước ngoài? Việt Nam mình đã sản xuất được gì? Tại sao lại không?
Bắt đầu từ những chặng trở đó, Nguyễn Xuân Phú với số vốn tích lũy ít ỏi 30 triệu (thực ra như ông nói thì chỉ có 20 triệu, vì ông đã cho bạn vay mất 10 triệu làm nhà) ông bắt đầu mở một doanh nghiệp riêng của mình vào năm 2003 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ nội trợ cơ bản như Xoong, Nồi, Chảo, …. Vất vả với việc gây dựng và tạo ra được những sản phẩm đầu tiên xuất ra thị trường, tuy nhiên giữa sản xuất và bán hàng là hai ranh giới hoàn toàn xa lạ.
Với lô hàng đầu tiên ông đã thất bại khi gặp phải đối thủ cạnh tranh đầu tiên nhưng là đối thủ lớn mạnh, thị trường đã có sẵn từ trước, họ bán với giá thấp hơn cả chi phí sản xuất của ông Nguyễn Xuân Phú. Lao đao trong sự thất bại này, hầu hết các cổ đông của công ty đã thoái lui chỉ còn lại ông đối diện với khó khăn và nếu như khi đó ông bỏ cuộc thì hiện nay người Việt không được biết nhiều đến thương hiệu SUNHOUSE như vậy.
Đối diện với khó khăn, ông phải bán với giá thấp hơn chi phí sản xuất để cầm cự thêm một thời gian trước khi ông tìm được một hợp đồng phân phối thương hiệu bếp gas của Hàn Quốc. Thông qua việc phân phối lại bếp gas, bán lại bếp với giá thấp hơn giá nhập khẩu để thu hút thị trường đồng thời luồn vào đó là tiếp thị kèm các sản phẩm do công ty ông sản xuất với giá rất thấp. Đây có thể nói là bước đi mạo hiểm cuối cùng của ông nhưng lại mang về hiệu quả rất lớn trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm của mình, khi người tiêu dùng đã làm quen và chấp nhận sản phẩm của ông, uy tín được lan tỏa, giá trị thương hiệu tăng lên trong thị trường mang lại những kết quả tuyệt vời cho CEO Nguyễn Xuân Phú.
Sản phẩm do Công ty ông sản xuất đã chiếm được thị phần lớn trong nước, nhưng câu chuyện tạo nên tên tuổi của tỷ phú này không dừng lại ở đó. Trong một lần gặp và đề xuất hợp tác với tập đoàn Sunhouse Hàn Quốc, ông đã được ông chủ người Hàn chấp thuận đề xuất và đồng ý chuyển giao công nghệ cũng như các đặc quyền kinh doanh của tập đoàn này tại Việt Nam.
SUNHOUSE Việt Nam ra đời với thế mạnh là nền tảng cùng với kinh nghiệm thương trường trong suốt nhiều năm của ông chủ Nguyễn Xuân Phú, tên tuổi của SUNHOUSE nhanh chóng có mặt trên khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn. Đánh đúng vào thị yếu của thị trường Việt “một sản phẩm phải đa di năng” ông cải tiến các sản phẩm của mình liên tục theo thị yếu người Việt và đem lại bước tiến vượt bậc trong doanh thu.
Đến nay, SUNHOUSE không chỉ là thương hiệu hàng đầu của ngành gia dụng Việt Nam mà còn đang vươn tầm mạnh mẽ ra thị trường quốc tế, khẳng định tên tuổi tại nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Với mạng lưới 50.000 điểm bán, sản xuất kinh doanh hơn 450 nhóm sản phẩm gia dụng thiết yếu, sản phẩm SUNHOUSE đã có mặt tại toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng truyền thống…trên 63 tỉnh thành của cả nước, bước đầu đã vươn ra các thị trường nước ngoài như Canada, Mexico, Campuchia, Lào, Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí ngay cả các thị trường khó tính như Hong Kong, Brazil, cùng các nước Châu Âu khác.
Tập đoàn SUNHOUSE đang đặt mục tiêu trở thành tập đoàn trên 5.000 tỷ vào năm 2020, mở rộng thị trường phục vụ 350 triệu dân và khẳng định tên tuổi trên bản đồ gia dụng thế giới với doanh thu xuất khẩu đạt 10 triệu USD.
Tóm tắt quá trình sự nghiệp của shark Phú:
1992 -> 1994: Nhân viên phòng tổ chức – Petrolimex
1994 -> 1995: Phó phòng XNK -VMBP
1996 -> 1999: Trưởng phòng Vật tư Ford Việt Nam
2000 -> nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse
2015 -> nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sunhouse Toàn cầu
2005 -> nay: Tổng giám đốc Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam
2012 -> nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hàng hải Sài Gòn.
Những câu nói hay của shark Phú
“Hai hổ không thể nhốt chung một chuồng. Hai ong chúa cùng một tổ sớm muộn cũng phải tách đàn… Muốn đi cùng nhau hãy tìm người thấp hơn mình, bù trừ cho mình thì có thể đi lâu dài, và bạn phải chịu thiệt, thậm chí người kia không làm gì bạn cũng phải chịu và vẫn phải chia tiền cho họ”.
“90% startup sẽ chết giữa đường, đó là sự thật. Tuy vậy, 10% còn lại để thành công, thường những người ấy phải là người kiên trì, bền bỉ, có cái nhìn toàn diện. Họ phải rất tiết kiệm, biết tính toán, căn cơ để làm sao tồn tại được đủ đến một ngưỡng hòa vốn, khi sản phẩm hay dịch vụ của họ được thị trường chấp nhận, lúc ấy mới có dòng tiền quay về và startup mới tồn tại được”.
“Nếu nghệ sĩ tên tuổi mặc cùng bộ quần áo ấy thì sẽ được cho là đẹp, được nhiều người ủng hộ. Đàn chim cũng thế, con chim đầu đàn rẽ hướng nào thì những con còn lại sẽ đi theo hướng ấy. Khi đưa ra ý kiến, nếu là người bình thường sẽ bị chê, nhưng là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng thì lại được tung hô.
Nếu muốn mọi ý kiến của mình trở thành hiện thực, hãy sẵn sàng chịu đau khổ, chỉ trích và sau đó lao vào làm việc để chứng minh.”
Xem Thêm
- Tiểu sử Ronaldo Béo – Siêu sao bóng đá ngoài hành tinh
- Giám đốc xổ số miền bắc là ai? Tìm hiểu về các thành viên trong hội đồng XSMB
- Tiểu Sử Lương Xuân Trường
- Tiểu Sử Ca Sĩ Lý Hải
- Tiểu Sử Ca Sĩ Mỹ Tâm
- Tiểu Sử Hoa Hậu Trần Tiểu Vy
- Tiểu Sử Jack Ma
- Tiểu Sử Á Hậu Thư Dung
- Tiểu Sử Lý Nhã Kỳ
- Tiểu Sử Messi
- Tiểu Sử Trường Giang
- Tiểu Sử Nguyễn Thanh Hóa
- Tiểu Sử Bùi Tiến Dũng
- Tiểu Sử Nam Em
- Tiểu Sử Quốc Cơ – Quốc Nghiệp