Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân và tỷ phú, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.
Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Tính tới 10/5/2018, tài sản của Phạm Nhật Vượng đạt 6,9 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 242 thế giới.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được ngưỡng mộ không hẳn vì sự giàu có, mà bởi ông đã làm được những điều mà không ai tin người Việt Nam có thể làm được.
Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968.
Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội tuy nhiên quê gốc Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Đại học Mỏ địa chất Hà Nội
Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga
Phạm Nhật Vượng là con cả trong gia đình có ba anh chị em gồm có bà Phạm Thị Lan Anh (sinh năm 1970) và ông Phạm Nhật Vũ ( sinh năm 1972). Cha ông là Phạm Nhật Quang – một quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, và mẹ làm nghề bán nước chè dạo.
Em trai của Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ, là chủ tịch An Viên Group.
Em gái Phạm Nhật Vượng – bà Phạm Lan Anh là một người khá kín tiếng với giới truyền thông mặc dù hiện đang là Thành viên HĐQT đồng thời kiêm chức vụ lãnh đạo chủ chốt của tổ Bảo hiểm tài sản của Tập đoàn Vingroup. Ngoài ra bà còn đứng tên Tổng Giám đốc 3 công ty của riêng mình, hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông viễn thông, đầu tư công nghệ và dịch vụ.
Năm 1982 Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp.
Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga (tiếng Anh: Russian State Geological Prospecting University, tiếng Nga: Российский государственный геологоразведочный университет, РГГРУ (MGRI-RSGPU)), theo ngành kinh tế địa chất.
Ngay từ năm 3 đại học ở tòa nhà Dom 5 Moskva, ông đã bắt đầu kinh doanh. Ông thuê một phòng trong DOM 5 để bán hàng, sau đó mở nhà hàng, rồi nhập hàng từ Việt Nam để bán, tiếp đó buôn áo gió (áo ấm mùa đông), lúc đầu kiếm được nhiều tiền nhưng sau thị trường thay đổi, thiếu kinh nghiệm nên phá sản.
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU và kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương.
Khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, một thời kỳ hỗn loạn bắt đầu. Nền kinh tế ở những nước này tan rã, hàng hoá trở nên khan hiếm và chủ yếu chỉ được nhập qua tiểu nghạch. Moskva thời đó cũng thường xuyên phải chịu biến động, đó cũng là thời điểm thuận lợi cho việc buôn bán của bà con Việt Nam tại xứ người.
Với bản tính nhanh nhẹn, thông minh, chịu khó, không ít người đã chủ động thầu lại các container hàng, buôn bán đủ loại rồi hình thành hệ thống, làm ăn với đủ tầng lớp trong xã hội để tồn tại và vươn lên. Và Phạm Nhật Vượng là một trong số những ông chủ nổi lên từ hoàn cảnh đó.
Sớm nhận thấy rằng Moskva không thích hợp cho mình, bởi tình hình lúc đó vừa hỗn loạn, còn có sự cạnh tranh gay gắt của những người có máu mặt trong xã hội, chưa nói đến nạn cướp bóc, trấn lột, ám sát vì tiền…được cảnh sát Nga lờ đi, từ đó, Phạm Nhật Vượng đã cùng anh em kéo về Kharkov.
Kharkov được biết đến là thành phố lâu đời, nằm ở phía Đông Bắc Ucraina, thành lập từ năm 1654, ngày nay là thành phố lớn thứ 2 của nước này. Đây cũng là trung tâm hành chính của cả vùng Kharkivsky.
Ở Kharkov, Phạm Nhật Vượng cùng thân tín đã triển khai mô hình kinh doanh chợ như ở Moskva, ông là thủ lĩnh và cũng là giám đốc với 1 giàn đệ giúp làm công ăn lương. Dần dần mở ra được các quan hệ với cộng đồng, chính quyền sở tại.
Năm 1996, Phạm Nhật Vượng đã lập ra chợ Barabarosha rộng cả chục ha dành cho bà con người Việt và cả những người dân địa phương về buôn bán. Nhờ các mỗi quan hệ thân tín, Phạm Nhật Vượng thiết lập các đường dây chuyển hàng về Kharkov cung cấp cho chợ vòm, những nguồn hàng này đã giúp cho chợ Barabarosha trở thành trung tâm phân phối hàng cho các chợ vùng Đông Bắc Ucraina và khu vực lân cận.
Kharkov ngày càng thu hút được đông người từ các khu khác về sinh sống, kéo theo đó là đám giang hồ bất hảo phiêu bạt về kiếm sống. Lúc đó, Phạm Nhật Vượng mới chỉ ngoài 25 nhưng đã thể hiện bản lĩnh của mình.
Sau đó, với số vốn ban đầu vay được từ bạn bè là 10.000 USD, ông đã mở nhà nhà hàng tên Thăng Long và thành lập công ty Technocom.
Lúc đầu, nhà hàng Thăng Long khách khứa khá đông, sau đó túc tắc lúc đông lúc vắng. Lúc này, Phạm Nhật Vượng mới nhận thấy vai trò của thực phẩm nguội, đồ ăn nhanh là rất quan trọng. Ông nhập mì tôm về bán để đáp ứng nhu cầu cho khách đột xuất, cần lót dạ. Nhận thấy thực phẩm nguội có ưu điểm bảo quản lâu, không ôi thiu, ít rủi ro, Vượng gom tiền , mượn thêm bạn bè làm mì ăn liền.
Vào ngày 8/8/1993, Pham Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mì ăn liền Mi Vina. Theo quy trình sản xuất, mì được nhật khẩu từ Việt Nam. Loại mì này rất mới mẻ với người dân Ukraina và lập tức trở lên nổi tiếng. Nắm bắt cơ hội này, ông đã đánh cược vay 100.000 USD từ những người bạn với lãi suất 8%/tháng để mở rộng sản xuất.
Khi dựa vào nhà hàng Thăng Long, có những lúc tưởng sập tiệm đến nơi, trong cơn bế tắc, Phạm Nhật Vượng nghĩ kế, tiếp thị, quảng cáo. từng bước cải thiện tình hình. Mì tôm của ông được khaocs lên thương hiệu gần gũi: “Mivina” .
Ông chia sẻ: ” Người dân ở đây khi ấy rất nghèo, họ thấy mì gói là món ăn tiện lợi , phù hợp với hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ”.
Đến 1995, thương hiệu Mi Vina bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Ucraina mà còn ra các nước lân cận. Tiếp sau đó là các sản phẩm đóng sẵn như rau thơm khô và bột khoai tây được tung ra thị trường. Năm 2004, thương hiệu Mi Vina chiếm 97% thị phần mì ăn liền trên thị trường. Năm 2007, doanh nghiệp của công bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói khác.
Từ năm 1993-1999, với vai trò là người đứng đầu công ty, ông đã đưa Technocom từ một công ty nhỏ trở thành 1 tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina danh tiếng số 1 trên thị trường và nằm trong top 100 thương hiệu hàng đầu Ukraina.
Sau khi đã đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu Technocom ra khắp Châu Âu bằng các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu, năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang trang mới khi Nesle mua lại Technocom với mức giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Sau đó, ông quyết định đầu tư về quê hương với việc tham gia thị trường du lịch và bất động sản. Phạm Nhật Vượng quay trở về Việt Nam đúng thời điểm kinh tế bắt đầu bước vào thời kì bùng nổ, Việt Nam bắt đầu bình thường háo quan hệ với Mỹ, vai trò của kinh tế tư nhân bắt đầu được khẳng định.
Sau khi khảo sát thị trường, ông nảy ra ý định biến một số hòn đảo hoang sơ tại Việt nam tại Nha Trang trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả, Vinpearl Nha Trang ra đời đánh dấu sự có mặt đầu tiên của Vingroup trên thị trường BĐS Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng tham gia vào thị trường BĐS cao cấp với 2 thương hiệu chiến lược đó là Vinpearl và Vincom, ông đã nhanh chóng thành công với hàng loạt dự án như Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center HCM, Vinpearl Nha Trang.
Nếu như Vinpearl Nha Trang được gọi là thiên đường vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế toạ lạc ngay bên bờ vịnh Nha Trang, một trong 29 vịnh đảo đẹp nhất thế giới thì Vincom Bà Triệu là tháp đôi với căn hộ cấp cao, văn phòng sang trọng, hiện đại nhất Hà Nội.
Từ 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới.
Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng tám phó chủ tịch khác.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).
Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.
Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng – quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012.
Vin Group cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10-2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp.
Ngoài ra, những ngày cuối năm 2018, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart và dự kiến ra mắt 10 mẫu điện thoại mới trong năm 2019. Theo thông tin từ Vingroup sản phẩm điện thoại được “ra lò” chỉ trong 6 tháng kể từ khi công bố thành lập Vsmart.
Ngoài ra, trong mảng bất động sản bán lẻ, Vingroup đã mang Vincom Retail lên niêm yết từ cuối năm 2017. Theo đó, Vincom Retail đang sở hữu 4 dòng thương hiệu là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom+. Nó cũng đang vận hành 66 trung tâm thương mại tại 38 tỉnh thành. Năm 2018, VRE đạt doanh thu thuần gần 9.052 tỉ đồng và 2.414 tỉ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng trưởng 64% và 19% so với những con số đạt được năm 2017.
Tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark 81 tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn đình đám này.
Landmark 81 – Tòa nhà cao nhất Việt Nam
Những câu nói nổi tiếng của Phạm Nhật Vượng
1. “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.”
2. “Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy đó làm lý do khi yếu kém.”
3. “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.”
4. “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ.”
5. “Luôn giữ tinh thần startup, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ.”
6. “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ.”
7. “Đôi lúc thực hiện công việc nên tư duy cực kì đơn giản, chỉ cần chưa chết, tương lai xài tốt, và có tính lâu dài.”
8. “Đối với nhân viên, nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi không phạt, làm tốt thưởng ngay.”
9. “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.”
10. “Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng. Phải dành ra thời gian để huấn luyện hằng tháng, hằng năm.”
Với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và hiệu quả, việc tham gia trò…
Nhà phố 3 tầng hẹp và bí bách luôn đặt ra nhiều thách thức trong…
Tiền vệ trụ là một vị trí quan trọng trong đội hình của một đội…
Với vai trò đặc biệt là bảo vệ khung thành, yêu cầu đầu tiên đối…
Từ đầu năm 2023, iPhone 14 series liên tục “mất giá” tại thị trường Việt…
Bạn đang muốn tìm mua một chiếc tivi mà giá thành chỉ dưới 20 triệu?…