Lý lịch Phạm Nhật Vũ
Phạm Nhật Vũ là ai?
Phạm Nhật Vũ là một doanh nhân Việt Nam, em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Phạm Nhật Vũ sinh năm bao nhiêu?
Ông sinh năm 1972.
Phạm Nhật Vũ quê ở đâu?
Ông quê ở Hải Phòng.
Xuất thân gia đình của Phạm Nhật Vũ
Ông là con trai út trong gia đình gồm có 3 anh chị em, trong đó người anh cả chính là tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Nhật Vũ
Lá cờ đầu lĩnh vực truyền hình trả tiền với AVG
Cùng với anh trai Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ đã từng sống, kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000. Sau đó, ông Vũ trở về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh bất động sản với một số dự án tại Nha Trang, Khánh Hoà.
Năm 2004, ông Vũ tuyển dụng một nhóm nhân sự và bắt đầu nghiên cứu truyền hình trả tiền. 4 năm sau, Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn cầu – AVG chính thức ra đời và ngày 11/11/2010, Truyền hình An Viên mới bắt đầu phát sóng thử nghiệm và 1 năm sau đó khai thác thương mại.
Với vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng và sự đầu tư bài bản của ông Phạm Nhật Vũ, AVG đã có bước phát triển khá để sau đó trở thành đơn vị nắm giữ số lượng giấy phép nhiều nhất trong số các doanh nghiệp truyền hình trả tiền được cấp phép.
Đầu tư ngành công nghiệp thịt bò tại Úc
Không chỉ đầu tư vào lĩnh vực truyền hình, ông Phạm Nhật Vũ còn là doanh nhân Việt Nam đầu tiên đầu tư vào ngành công nghiệp thịt bò tại phía Bắc Australia.
Cụ thể, tháng 10/2016, trang trại Vermelha thuộc Northern Territory, Australia đã được bán cho An Vien Pastoral Holding & Agriculture với giá 13,6 triệu USD. Theo Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia, danh sách các cổ đông lớn của An Vien Pastoral Holding & Agriculture có ông Phạm Nhật Vũ.
Trang trại Vermelha rộng hơn 2.000 km2, bao gồm 10.000 con bò. Theo hãng tin ABC, sau khi bán cho An Viên Pastoral Holding & Agriculture, trang trại Vermelha có thể được đa dạng hóa nhằm tận dụng tối đa giá trị.
Cư sĩ Phạm Nhật Vũ
Trong giới tăng lữ, ông Vũ còn được biết đến với vai trò là Cư sĩ Phạm Nhật Vũ, Phó Ban Truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Phó TBT Tạp chí Nghiên cứu Phật học.
Nhiều năm nay, ông là người âm thầm đầu tư xây và sửa nhiều ngôi chùa trên nhiều địa phương trong cả nước.
Trong một lần tiếp xúc với báo chí, ông Vũ giới thiệu mình là một cư sĩ ở ẩn, tu tại gia và theo đạo Phật. Truyền hình An Viên của ông Phạm Nhật Vũ, cũng có một kênh dành riêng cho đạo Phật.
Gây xôn xao với vụ án Mobifone mua AVG
Mặc dù xuất hiện trên truyền thông với tần suất thấp thế nhưng mỗi lần xuất hiện, ông Phạm Nhật Vũ lại khiến dư luận xôn xao.
Ông Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm.
Sau đó, “bầu” Kiên đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG- Truyền hình An Viên).
Tại thời điểm đó, nhiều bài viết chĩa mũi nhọn vào AVG nhưng ông Vũ vẫn im lặng một thời gian khá dài.
“Có nhiều thông tin khác nhau về AVG. Cá nhân tôi không sợ người ta nghĩ xấu hay nghĩ sai về mình. Tôi chỉ sợ cái tâm mình sai, tâm mình xấu thôi”, ông Vũ chỉ nói ngắn gọn khi báo giới chất vấn.
Với đối tác cũng như thuộc cấp, ông Vũ thường nói về triết lý: “Tôi là người luôn tiết kiệm lời hứa. Bởi tôi không muốn mình là người thất hứa”. Trên thực tế, ông Vũ đã nói là làm, gần như không thất hứa bao giờ.
Đặc biệt, từ đầu năm 2018, cái tên Phạm Nhật Vũ lại “nổi đình nổi đám” với việc hủy bỏ thương vụ 8.900 tỷ đồng giữa AVG với MobiFone.
Cụ thể, năm 2016, MobiFone công bố thông tin đã hoàn tất đàm phán mua 95% cố phần AVG. Tổng giá trị thương vụ là 8.889 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau 2 năm, ngày 12/3/2018, Hợp đồng mua cổ phần giữa MobiFone với AVG đã được hai bên thống nhất hủy bỏ dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phía AVG nhận lại cổ phần công ty và hoàn trả các khoản tiền đã nhận từ MobiFone, trong khi phía Mobifone làm các thủ tục huỷ bỏ Hợp đồng.
Theo kết luận thanh tra, MobiFone đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc đề xuất đầu tư, đánh giá thực trạng tài chính, kinh doanh của AVG; lựa chọn các đơn vị tư vấn thẩm định giá; trình Bộ Thông tin – truyền thông phê duyệt dự án đầu tư…
Khi báo cáo đề xuất đầu tư chuyển nhượng cổ phần AVG và lập dự án đầu tư trình Bộ Thông tin – truyền thông phê duyệt, MobiFone đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ, đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG, thậm chí còn đánh giá khả quan về tình hình tài chính, kinh doanh của AVG.
Khi lựa chọn phương án đầu tư, MobiFone không khảo sát, không lựa chọn đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ truyền hình để tư vấn phương án kinh doanh, không xây dựng phương án đầu tư mới để có căn cứ so sánh.
MobiFone đã lập và trình Bộ Thông tin – truyền thông phê duyệt dự án khi không loại trừ 2 khoản đầu tư ngoài ngành của AVG, thể hiện sự thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái quy định.
Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước tại MobiFone khoảng hơn 7.000 tỷ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.
Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2016 so với 2015 là 321,7 tỷ đồng, số lỗ lũy kế đến 2017 là hơn 1.900 tỷ đồng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc cổ phần hóa MobiFone.
Thanh tra Chính phủ khẳng định dự án đầu tư này chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ Thông tin – truyền thông đã ban hành quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone là vi phạm Luật đầu tư, vi phạm quy định của Chính phủ.
Bị bắt vì tội đưa hối lộ
Liên quan đến thương vụ AVG, sau đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án và ngày 23/2, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông vì những sai phạm.
Ngày 13 tháng 4 năm 2019, ông Phạm Nhật Vũ bị bắt vì tội đưa hối lộ cho Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn trong vụ MobiPhone mua AVG.
Ông Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra
Xem Thêm
- Tiểu sử Ronaldo Béo – Siêu sao bóng đá ngoài hành tinh
- Giám đốc xổ số miền bắc là ai? Tìm hiểu về các thành viên trong hội đồng XSMB
- Tiểu Sử Lương Xuân Trường
- Tiểu Sử Ca Sĩ Lý Hải
- Tiểu Sử Ca Sĩ Mỹ Tâm
- Tiểu Sử Hoa Hậu Trần Tiểu Vy
- Tiểu Sử Jack Ma
- Tiểu Sử Á Hậu Thư Dung
- Tiểu Sử Lý Nhã Kỳ
- Tiểu Sử Messi
- Tiểu Sử Trường Giang
- Tiểu Sử Nguyễn Thanh Hóa
- Tiểu Sử Bùi Tiến Dũng
- Tiểu Sử Nam Em
- Tiểu Sử Quốc Cơ – Quốc Nghiệp