Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua Cà phê Việt Nam”.
Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Ông sinh ra tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Ông là người dân tộc Kinh.
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk , Việt Nam.
Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong ông. Ông tâm sự: “Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!”.
Khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, Đặng Lê Nguyên Vũ còn là một học sinh phổ thông. Thời đó, người ta nói rằng muốn làm kinh doanh thì cần phải có “ô dù”. Vũ cũng có ô, nhưng tuổi thơ của ông lại là những ngày bẻ ngô, chăm lợn và giúp mẹ đóng gạch.
Tuổi thơ thời đi học của ông là cảnh lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như mưa. Niềm vui trên con đường dài đến trường và về nhà là khi đi ngang qua trạm thuế vụ, thỉnh thoảng có được quả chuối chín hoặc vài củ khoai lang ăn sống của những người buôn bán tốt bụng cho.
Năm 1990, ông thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Mẹ ông đã phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà để tôi lên Buôn Ma Thuột nhập học. Vừa đi học, ông vừa đi làm thêm kiếm sống.
Những ngày học ở trường y, lúc nào ông cũng trăn trở về công việc và cuộc sống của người thầy thuốc. Càng học lên, điều đó càng bứt rứt trong lòng ông.
Khi đang học năm thứ ba, ông chợt nhận ra mình không muốn trở thành một bác sĩ. Mẹ ông đã khóc gần như hết nước mắt khi tôi quyết định dứt áo ra đi. Nhiều bạn trong lớp bảo ông không bình thường, chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia sẻ được những điều tôi nghĩ – đó là không chấp nhận “ngủ trong giường chiếu hẹp, mơ những giấc mơ con”. Đám bạn vét hết tiền trong túi nhét cho tôi được gần 100.000 đồng.
Ông đã bỏ học lên nhà ông chú trên Sài Gòn, rồi bị ông chú ném trả về Đắk Lắk bằng chiếc vé máy bay kèm câu nói “học xong đi đã”. Ngồi trên máy bay, cậu sinh viên họ Đặng có một ước mơ bay cao trên bầu trời, hôm nay, ước mơ ấy đã khác. Đó là giấc mơ về “Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia và Mô hình nông thôn tích hợp liên hoàn” tại nhà máy cà phê Trung Nguyên ở Đắk Lắk.
Thời gian ở Đại học cũng là lúc ông Vũ bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Thông qua một người bạn, ông xin được công thức cà phê rang xay ở một cửa hàng nổi tiếng tại Tuy Hòa.
Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ và 3 người bạn cùng phòng trọ thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại cây số 3 thành phố Buôn Ma Thuột. “Đó là một sự kiện trọng đại trong đời tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên”, ông Vũ kể lại.
Ngày 20/8/1998, ông Vũ lần đầu tiên mở quán cà phê Trung Nguyên ở 587 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay thời điểm này, ông Vũ đã tỏ ra là người biết cách làm quảng cáo khi quán cà phê phục vụ cà phê miễn phí trong 10 ngày. Quán cà phê nhanh chóng thu hút mọi người kéo đến thưởng thức đồ uống miễn phí. Đến nay, quán cà phê này vẫn còn hoạt động.
Từ một địa điểm ban đầu, thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh, Trung Nguyên nhanh chóng gia tăng số lượng cửa hàng tại các thành phố lớn. Năm 2011, Trung Nguyên đánh dấu nhượng quyền thành công tại Nhật Bản.
Ngày 23/11/2003, cà phê hòa tan G7 chính thức có mặt trên thị trường và chiến thắng Nestle trong cuộc thử mù với kết quả 89% nghiêng về G7. G7 sau đó được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận và nhanh chóng trở thành một trong 3 thương hiệu dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt: Nestle – Vinacafe – Trung Nguyên. Đây là thế chân vạc trên thị trường cà phê hòa tan từ nhiều năm nay.
Năm 2005, Hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả đối thủ nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.
Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean.
Ngày 27/4/2011, cái tên “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo danh tiếng Financial Times (Thời báo Tài chính) như một trường hợp nghiên cứu điển hình về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những doanh nghiệp thành công nhất. Bài báo có đoạn viết: “Ông Vũ khơi dậy khát vọng của người dân Việt Nam. Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên đã chấp nhận thương hiệu này và các quán cà phê Trung Nguyên trở thành những trung tâm xã hội quan trọng“.
Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.
Tháng 8 năm 2012, một tờ báo Mỹ uy tín khác, Forbes , lại khắc họa chân dung về ông như một “Vua Cà phê Việt” trong đó ca ngợi ông là nhân vật “zero to hero” (từ vô danh thành anh hùng).
Tới nay, Trung Nguyên có khoảng hơn 50 cửa hàng vị trí đẹp ở các thành phố lớn. Sau những thất bại ban đầu, ông Vũ đã gây dựng Trung Nguyên trở thành một trong những thương hiệu cà phê được nhận diện tốt nhất tại Việt Nam.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và hiệu quả, việc tham gia trò…
Nhà phố 3 tầng hẹp và bí bách luôn đặt ra nhiều thách thức trong…
Tiền vệ trụ là một vị trí quan trọng trong đội hình của một đội…
Với vai trò đặc biệt là bảo vệ khung thành, yêu cầu đầu tiên đối…
Từ đầu năm 2023, iPhone 14 series liên tục “mất giá” tại thị trường Việt…
Bạn đang muốn tìm mua một chiếc tivi mà giá thành chỉ dưới 20 triệu?…