Vì sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh?
Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài 3 đến 5 cm. Trong quá trình sinh thường, thủ thuật rạch tầng sinh môn nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh hơn, tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn, gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh. Sau khi em bé sinh bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn lúc này rất cần thiết tránh nhiễm trùng.
Về mặt sức khỏe, vết rách có thể ảnh hưởng tới nút thớ trung tâm đáy chậu, làm tầng sinh môn bị nhão về sau. Khi đó, tầng sinh môn mất khả năng co hồi lại như thông thường, dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.
Bài Viết Liên Quan
- Viêm mũi sau khi nâng, nguyên nhân và cách xử lý
- Máy lọc nước Hydrogen – Bạn đồng hành tuyệt vời cho người đau dạ dày
- Người già cần gì? 5 điều con cháu có thể làm cho ông bà, cha mẹ
- Giảm cân bằng yến mạch với 5 công thức món ăn dễ thực hiện
- Cận cảnh quá trình thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh và cách nhận biết “hạt xịn”
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành lại?
Thông thường, nếu được chăm sóc cẩn thận và không có bất cứ biến chứng nào “phát sinh” thì sau khoảng 2-3 tuần vết khâu sẽ tự lành và qua 1 tháng thì sẽ ổn định, phục hồi cảm thụ thông thường.Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn nên chị em không cần phải thực hiện thêm bước cắt chỉ.
Tuy nhiên, nếu đã hơn 1 tháng nhưng chị em vẫn còn cảm thấy đau ở khu vực vết rạch thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại, rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng hoặc đường chỉ khâu quá chặt, tuyệt đối không được tự ý bôi hoặc uống bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Khâu tầng sinh môn có đau không?
Khâu tầng sinh môn được thực hiên trong lúc chị em đang trong giai đoạn phải “vật lộn” với những cơn đau đẻ nên sẽ không thể biết đến việc bác sĩ đã rạch hay chưa, hơn nữa đây chỉ là một vết cắt đơn giản, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh chóng và thuốc gây tê tại chỗ vẫn còn tác dụng.
Có Thể Bạn Quan Tâm
- Viêm mũi sau khi nâng, nguyên nhân và cách xử lý
- Máy lọc nước Hydrogen – Bạn đồng hành tuyệt vời cho người đau dạ dày
- Người già cần gì? 5 điều con cháu có thể làm cho ông bà, cha mẹ
- Giảm cân bằng yến mạch với 5 công thức món ăn dễ thực hiện
- Cận cảnh quá trình thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh và cách nhận biết “hạt xịn”
Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15-20 phút phụ thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện. Khi hết thuôc tê, chị em sẽ cảm thấy đau nhẹ và hơi bứt rứt tại khu vực vết khâu, sau khoảng 1-2 tuần (việc này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người) thì chị em sẽ hết cảm thụ khó chịu này.
Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sau sinh thế nào?
- Khi vệ sinh vùng kín, bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước chè xanh. Bạn cũng có thể sử dụng vòi hoa sen khi rửa trong tư thế đứng, một chân gác lên một vật cao để xả nước, tránh gập, ngồi xổm hoặc cúi thấp gây đau. Rửa bằng nước ấm cũng là một cách làm cho vết khâu tầng sinh môn bớt đau.
- Khi vệ sinh cần nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất là khoảng 3 lần mỗi ngày. Sau khi vệ sinh hoặc sau đi tiểu nên lau khô bằng khăn mềm, sạch, tránh dùng những khăn ướt có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
- Bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên, 4 giờ một lần, mặc quần áo rộng, tránh bó sát để vùng kín luôn đươc khô ráo.
- Nếu đi tiểu trong khi tắm nên dội nước ấm từ từ vào vùng kín đây là cách giúp vùng kín đỡ buốt và xót. Nước ấm làm loãng nồng độ nước tiểu, làm giảm khả năng nước tiểu tiếp xúc với khu vực da ở tầng sinh môn, không nên sử dụng máy sấy tóc làm khô nước vùng kín.
- Mặc quần lót sạch sẽ, chất liệu cotton thoáng mát, thoải mái với eo cao.
Trên đây là một số thông tin mà chị em có thể tham khảo để không lo thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và có biện pháp chăm sóc, vệ sinh vùng kín tốt hơn.