Tình trạng sàn Cemboard bị rung trong quá trình sử dụng không chỉ gây phiền toái cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn và độ bền của công trình. Vậy điều gì khiến sàn Cemboard bị rung và làm sao để giải quyết vấn đề này? Cùng tìm hiểu lời giải chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
1. Đảm bảo độ phẳng của sàn
Tình trạng sàn bị rung có thể do bề mặt lắp đặt gồ ghề, không bằng phẳng khi thi công khiến tấm Cemboard bị lệch, chệch khỏi khung. Do đó, bạn cần chú ý đánh bóng và mài bề mặt sàn trước khi bắt đầu lắp đặt khung xương.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
2. Nên dùng các loại keo, vít cố định chuyên dụng
Việc sử dụng các loại keo hoặc vít không đúng loại sẽ dễ gây ra tình trạng cong võng và gây rung sàn. Bạn nên sử dụng các loại keo dán mối nối và vít chuyển dụng như vít xám, vít đen, vít xà gồ, bột trét nội thất Moolar, keo dán gạch Moolar, keo xử lý mối nối tấm xi măng Jade Joint FC,… nhằm đảm bảo được sự ổn định và khả năng chịu lực của tấm Cemboard.
Tấm Cemboard 18mm có kích thước tiểu chuẩn 2440 x 1220 mm nổi bật ở hạng mục làm sàn cho công trình với khả năng chịu tải trọng lớn ứng dụng cho công trình công nghiệp phần nào sẽ hạn chế sự rung lắc của sàn khi thi công chỉ 610,000 VND/tấm.
Bài Viết Liên Quan
Còn với hạng mục sàn chìm bạn có thể tham khảo giá tấm Cemboard 15mm với kích thước đặc biệt 2000 x 1000 mm để phục vụ ứng dụng làm sàn chìm hiệu quả cho công trình.
Trước khi đặt tấm Cemboard lên, bạn nên sử dụng keo dán chuyên dùng để bôi lên thanh khung trước đó. Sau đó, tiến hành bắt vít để tấm Cemboard được gắn chặt vào khung.
3. Đánh dấu vị trí khung lắp đặt theo bản vẽ bằng bút lông
Việc đánh dấu vị trí khung lắp đặt trên tấm Cemboard theo bản vẽ rất quan trọng, giúp đảm bảo tính chính xác của vị trí của khung xương. Việc không đánh dấu đúng vị trí có thể dẫn đến việc lắp đặt sai hoặc chệch hướng, khiến cho quá trình lắp đặt sai kỹ thuật và không đạt được độ bền và tính thẩm mỹ mong muốn. Điều này có thể gây ra các vấn đề như rung lắc, nứt, chênh lệch, không phẳng, và làm giảm tuổi thọ của sàn.
4. Lắp đặt các cạnh của tấm xi măng đồng nhất
Để tránh tình trạng sàn Cemboard bị rung và mất cân bằng, bạn cần lắp đặt các cạnh của tấm xi măng đồng nhất. Khi thi công, nếu là chỗ tiếp nối phẳng, cần sử dụng cạnh nguyên để lắp đặt. Còn nếu chỗ tiếp nối đối đầu, ta nên sử dụng cạnh đã được cắt để đảm bảo sự chính xác và độ bám dính tốt. Nếu không đảm bảo điều này, việc trét bột và làm phẳng sàn sẽ gặp khó khăn và dễ dẫn đến nứt mối nối, các tấm xi măng không liên kết với nhau.
5. Bắn vít vừa đủ với độ sâu phù hợp
Khi thi công tấm Cemboard, bạn cần bắn vít đủ số lượng với độ sâu phù hợp theo những vị trí đã cố định trên bản vẽ. Việc bắn quá nhiều vít sẽ tăng nguy cơ bị lồi vít trên các tấm Cemboard, từ đó, dễ gây rung mặt sàn hơn nữa. Theo tiêu chuẩn lắp đặt, bạn chỉ dùng 5 vít ở phần trung tâm của tấm Cemboard và đối với khu vực mép tấm, cứ 30cm cần dùng 1 vít.
Ngoài ra, bạn cũng không nến bắt vít quá sâu, điều này sẽ dễ khiến cho tấm Cemboard bị thủng và vít có thể tuột ra ngoài, dẫn đến các tấm Cemboard lỏng lẻo, không được liên kết, dễ bị cong võng, rung lắc khi sử dụng.
6. Sử dụng bột bả đủ lượng để tăng sự liên kết
Để đảm bảo khả năng liên kết, tính bền vững và độ vững chắc của tấm Cemboard, bạn cần sử dụng lượng bột bả vừa đủ để tăng khả năng liên kết giữa chúng. Thông thường, cách pha bột tiêu chuẩn là theo tỷ lệ 2.5 bột/ 1l nước. Việc sử dụng bột bả quá ít hoặc pha quá loãng có thể gây ra các vết nứt trên sàn, làm bong tróc băng dán và gây rung.
Ngoài ra, cách trét bột không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây rung lắc trên sàn. Vì thế, để đảm bảo sự ổn định và chắc chắn của sàn Cemboard, khi thi công, bạn không nên miết bột bả với lực quá mạnh để tránh tình trạng hao hụt bột.
7. Kiểm tra và sử dụng khung xương chất lượng
Khung xương là bộ phần có vai trò quyết định đến độ chắc chắn và bền vững của cả sàn nhà. Do đó, khung xương phải được thiết kế theo địa hình công trình và trọng lượng của hệ sàn, đảm bảo độ chắc chắn và độ bền của cả hệ thống sàn. Nếu khung xương không đúng kỹ thuật hoặc chất lượng kém, nó sẽ không thể chịu được tải trọng, làm cho sàn bị cong vẹo, rung lắc hoặc thậm chí là đổ sụp rất nguy hiểm.
Ngoài ra, cần đảm bảo việc lắp đặt khung xương được thực hiện đúng theo bản thiết kế sẵn và sử dụng các phụ kiện lắp đặt đúng cách, giúp cho khung sản được chắc chắn ngay từ ban đầu.
Với 7 cách khắc phục sàn Cemboard bị rung trên, mong rằng bạn có thể áp dụng những thông tin hữu ích này vào việc thi công, lắp đặt và bảo trì cho công trình của mình, đảm bảo được độ an toàn, chắc chắn khi sử dụng.
Với tiêu chí “Sản Phẩm Tốt, Dịch Vụ Tốt”, DHomeBuild không ngừng cải tiến và nâng tầm chất lượng sản phẩm & dịch vụ, mang đến giá trị bền vững cho mỗi công trình xây dựng. DHomeBuild tự hào là nhà phân phối sỉ và lẻ Vật Liệu Xanh Trang Trí Nội Ngoại Thất hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Thông tin liên hệ tư vấn và báo giá chi tiết: ●Số điện thoại: 0856 7499 88 ●Gmail: dhomebuild.contact@gmail.com ●Website: https://dhomebuild.com/ |
---|
Xem Thêm
- Giải pháp cải tạo nhà phố 3 tầng hẹp trở nên thoáng rộng
- Năm 2023 nên hay không nên sơn nhà màu vàng kem?
- Có nên thuê xây nhà trọn gói không?
- Tiêu chí đặt ra khi sử dụng dịch vụ giặt thảm văn phòng giá rẻ
- Đèn led ốp trần philips giá cạnh tranh
- Bật mí bạn phương pháp tăng tuổi thọ cho máy in bạt khổ lớn giá rẻ hiệu quả.
- Những lưu ý quan yếu khi mua thiết bị bếp nhà hàng khách sạn?
- Phong cách trang trí ấn tượng được mang đến từ sofa kiểu Nhật
- Chọn nệm nào tốt nhất: nệm cao su, nệm bông ép, nệm lò xo
- Gợi ý cách trang trí quán ăn vặt nhỏ
- So sánh bồn cầu Viglacera và bồn cầu Ceasar
- 25 Mẫu Gạch Bóng Kiến Đẹp Cho Không Gian Bếp Và Phòng Tắm
- Thiết kế quán café trong nhà ống đẹp như mơ
- Thiết kế quán trà sữa không gian nhỏ độc đáo
- Top 10 kiến trúc sư nổi tiếng thế giới