Vào thời vua Lê, trong triều có một quan lớn là Mạc Đăng Dung nuôi ý định soán vị. Dù vua biết nhưng không làm gì được vì ông ta nắm trong tay binh quyền, lại có thế lực rất lớn. Sau cùng vua cũng phải khăn gói chạy trốn, nhưng không lâu sau liền bị Mạc bắt được đem nhốt.
Ngày ấy ở nhà giam vẫn thường có cô bán rượu, ngày ngày gánh rượu vào bán cho toán lính cai. Vào một ngày, cô gánh rượu vào trại giam như thường, nhưng bắt gặp một người mặt mũi tuấn tú, là phạm nhân mới và đương bị giam giữ riêng ở một khu.
Theatre20.com tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác và yêu cầu, như đã đưa ra trong phần Điều khoản Sử dụng, rằng những người sử dụng trang web Theatre20.com hoặc bất kỳ các trang web thành viên nào của chúng tôi (sau đây mỗi trang được gọi là Trang Web) cũng sẽ ứng xử hao hao. Chúc Bạn Đọc 1 Ngày Vui Vẻ!
Truyện cổ tích Việt Nam: Nợ như chúa chổm
Khi cô hay biết người ấy vốn là nhà vua thì có ý làm quen. Và mỗi lần mang rượu tới bán cho cai ngục cô đều rót thêm cho vua. Lâu dần hai người nảy sinh tình cảm với nhau.
Ngày kia, cô nấu mẻ rượu thơm ngon, lại lén bỏ thêm thuốc mê rồi đem đến cho đám lính canh uống say bí tỉ. Sau đó cô lẻn vào tẻn tò cùng vua. Sau đó thì cô mang thai.
Nhưng vua vốn tự biết bản thân không thể thoát khỏi móng vuốt của Mạc nên giao lại ấn ngọc cho cô hàng rượu và bảo:
– Nàng giữ nó làm tin, sau này nếu sinh con trai, nó sẽ báo thù cho ta.
Không lâu sau đó, Mạc cho người vào trại giam giết vua. Tất cả mọi người từ hoàng hậu, các phi tần cho đến thái tử và công chúa đều phải chung kết cục. Diệt gọn mọi thân thích của vua, Mạc chiếm ngôi lên làm vua Đại Việt.
Khi hay tin, cô bán rượu như mất hồn mất vía. Nàng sợ hãi bèn mang theo bụng bầu chạy trốn đến nơi khác rồi làm thuê, sống ẩn dật. Về sau nàng sinh được một đứa con trai, nàng đặt tên nó là Chổm.
Khi lớn, Chổm vào chùa để học kinh phật cùng với sư Thạch Toàn. Tuy hắn vô cùng thông minh nhưng ngặt nỗi nghịch ngợm không ai sánh được. Ngày kia khi đi chơi trở về, vì đói quá nên Chổm bèn đến bên mâm đồ cúng trên bệ thờ Mụ Thiện, rồi đưa tay bịt mắt tượng Mụ Thiện lại mà vô tư vặt chuối ăn.
Xui xẻo thay đúng lúc sư cụ đi tới bắt gặp cảnh này, sư cụ ngay lập tức nọc mông Chổm đánh một trận. Anh chàng giận lắm, lúc thấy sư ra ngoài bèn lấy ra một tờ giấy viết rằng: “Mười tay, lại mười mắt mà không giúp gì được ta. Thật vô ích. Phải đày tới phương xa”. Xong liền dán vào tượng Mụ Thiện.
Vào đêm ấy đương cơn ngủ say, sư cụ bỗng nhiên chiêm bao gặp Mụ Thiện hiển linh bảo mình: “Nhà vua đương đói nên mới lấy ăn, ngươi lại dám đánh ngài, làm ngài giận nên đuổi ta. Ngươi phải mau đi xin lỗi, có thế mới mong ngài nguôi giận mà tha ta”.
Khi tỉnh lại sư cụ hoang mang lắm, sau mới cho gọi Chổm đến kể lại giấc mộng của mình và kêu cậu đem bỏ tờ giấy kia.
Sư cụ nhìn Chổm hỏi: “Cha ngươi đâu?”.
Anh chàng cũng thật thà trả lời: “Chưa nghe ta có cha bao giờ”.
Về sau Chổm lại về hỏi mẹ mình: “Cha con đâu?”.
Bà mẹ sợ hãi không dám kể con nghe sự thật nên đành nói dối: “Cha con họ Lê, nhưng bị hổ dữ ăn thịt lâu rồi”.
Chổm nghe mẹ nói vậy thì thấy rất buồn. Nên từ ngày đó lúc nào Chổm cũng tâm tâm niệm niệm phải giết hổ trả mối thù giết cha mình.
Vào một ngày, trong lúc Chổm chạy vào rừng nghịch thì bắt gặp hổ đang say ngủ ở gốc cây. Anh chàng liền lặng lẽ bê hòn đá lớn và ném mạnh về phía con hổ kia, làm nó vỡ đầu chết ngay tại chỗ.
Nhưng đang lúc kéo đuôi lôi hổ trở về, Chổm lại gặp con hổ dữ khác từ trong rừng xông tới. Sợ quá, anh chàng chẳng màng xác hổ liền quăng đi, cắm đầu bỏ chạy. Nhưng khi hổ gần đuổi kịp Chổm thì từ đâu xuất hiện một cụ già, dùng côn sắt đánh chết hổ dữ. Thoát chết trong gang tấc, Chổm sụp lạy cụ già cảm tạ. Cụ già liền trao cho anh chàng cây côn sắt và nói: “Con hãy học ít võ công để hộ thân”.
Nghe lời ông cụ, Chổm chăm chỉ học võ. Dạy anh chàng xong, cụ già trao lại cho anh chàng cái côn sắt rồi biến mất. Từ ngày đó, Chổm luôn mang theo côn sắt bên người để tự vệ.
Rồi vào một ngày trời đẹp, khi Chổm đi chơi qua cái miếu nọ, nghe mọi người đồn thổi trong đó có rất nhiều yêu quái tác quai tác quái khắp nơi. Biết vậy Chổm giận lắm, bèn mang theo côn sắt xông vào toan kiếm yêu quái. Không lâu sau, Chổm thấy có con rắn rất lớn có cặp mắt sáng như sao từ trong hang sâu bò ra ngoài, thấy Chổm, miệng rắn phun phì phì khí độc định vồ anh chàng. Nhưng Chổm nhanh hơn, giơ côn thần của mình vụt liên tiếp lên đầu rắn khiến nó chết tươi. Nhờ đó mà thôn xóm lại được yên bình trở lại.
Một thời gian sau, thấy mọi chuyện ở quê nhà đã yên ổn, mẹ Chổm cùng với Chổm lại xếp đồ trở về. Ngày ngày Chổm lên rừng chặt củi hoặc đi xin làm thuê cho người ta lấy tiền nuôi mẹ. Mỗi khi đói bụng, anh chàng thường tới mấy quán cơm tại cửa ô để ăn. Lạ là quán cơm nào mà Chổm ghé tới ăn tôm là y rằng cả ngày sẽ đắt hàng, còn những hàng quán khác thì lại ế ẩm suốt buổi. Vì thế mà mọi người tin rằng anh chàng nhẹ vía, bất kể là hàng quán gì cũng muốn kéo Chổm tới ăn, dù ăn chịu họ cũng đồng ý.
Được thể, Chổm ngày ngày đều vác mặt tới ăn uống no say, tiêu pha hoang phí. Tất cả đều là anh chàng ăn mua chịu ăn nợ cả. Khi có người đòi nợ, hắn lại bảo rằng:
– Khi nào tôi làm ra, chắc chắn sẽ trẻ chu tất cho người!
Lúc ấy có vị quan gọi Nguyễn Kim, ông trốn sang nước Lào nuôi chí diệt Mạc. Ông được vua Lào tin phục nhường cho Sầm Châu để ông xây dựng căn cứ chuẩn bị khởi nghĩa.
Mấy năm qua đi, Nguyễn Kim ngày ngày lo chiêu binh khắp nơi, sau đó tạo dựng được một lực lượng quân đội lớn. Tuy nhiên, ông vẫn muốn tìm được người dòng chính để phò tá và bố cáo với toàn thiên hạ. Nhưng khổ nỗi, ngày đó Mạc đã cho giết hại toàn bộ con cháu của vua Lê.
Vào đêm nọ, khi đang ngủ, bỗng có vị thần hiện về nói với Nguyễn Kim rằng: “Còn chờ điều gì mà không đến đón thiên tử về?”. Ông vui mừng hỏi lại: “Thiên tử nơi đâu?”. Vị thần bèn chỉ: “Đến phía Tây của kinh thành, vào đúng giờ ngọ, ngày thìn, tại dãy hàng bán cơm, hễ có rồng đen mà quấn cột đích thị thiên tử”. Tỉnh giấc, Nguyễn Kim lấy làm vui mừng, ông lập tức đem theo một đám bộ hạ tin cậy cải trang thành dân thường để đi tìm thiên tử theo lời thần báo mộng.
Ngày đó, lúc Chổm đang ăn cơm thì trông thấy có vị khách lạ đúng lúc đi qua, anh chàng bật dậy ôm cột nhổm ra nhìn. Nguyễn Kim đảo qua đảo lại một lượt nhưng chỉ thấy duy có một cậu trai trẻ da đen đang quấn cột. Nhưng vì ông thấy người này dáng điệu có phần hèn hạ vì thế mà bỏ qua.
Đêm đó trong giấc ngủ, vị thần hôm trước lại hiện về trách Nguyễn Kim: “Ta đã báo cho biết chỗ thiên tử xuất hiện mà không chịu nghe. Mai hãy đến bờ sông, thấy ai ngồi thuyền rồng, đội mũ sắt thì đúng”.
Hôm sau, Nguyễn Kim đến bờ sông chờ chực cả ngày nhưng không gặp được ai đúng như lời thần báo. Cho đến tận sẩm tối, trong một chuyền đò ngang, trên thuyền là Chổm cùng với một người buôn chảo gang. Trời bỗng nhiên đổ mưa, không có cách nào, Chổm đành mượn tạm chiếc chảo gang của người kia mà đội lên đầu để đỡ dính mưa.
Nhưng vì thấy anh chàng chẳng có vẻ trông giống kẻ quyền quý nên Nguyễn Kim không thèm để ý.
Đêm đó thần lại hiện về trách Nguyễn Kim vì không chịu nghe mình, sau đó lại báo: “Mai đến quán cơm hôm trước, thấy người “đi chữ đại rồi trở lại là chữ vương” thì nhớ đón”.
Ngày hôm sau tới, Nguyễn Kim dẫn theo đám bộ hạ của mình đến quán cơm hôm trước tìm người.
Quả nhiên họ lại bắt gặp người con trai mấy hôm trước. Anh chàng đang say rượu nằm bẹp trong quán, dầu anh ta gối lên côn sắt, hai tay thì buông thõng, hai chân xoạc rộng nhìn y như chữ “đại”.
Họ bỏ đi, lúc sau quay lại, họ lại thấy anh chàng kia cựa mình. Và côn sắt lúc này đã trật ra khỏi đầu, còn hai tay lại để trước ngực, hai chân lại xếp tròn nhìn hệt như chữ “vương”.
Đến bây giờ thì Nguyễn Kim đã tin chắc rằng anh chàng kia chính là người mà thần báo mình, vì thế liền giả vờ vào quán dùng cơm, đợi khi Chổm dậy để làm quen.
Bỗng nhiên Chổm trong cơn say tỉnh lại, trông thấy bên cạnh là một người mặc quần áo lụa là có vẻ là người quyền quý thì lập tức cầm côn sắt bỏ chạy. May mà Nguyễn Kim đã nhanh tay hơn giữ anh chàng lại:
– Điện hạ không cần sợ hãi!
Chổm há hốc mồm nhìn người kia:
– Ai? Điện hạ gì ở đây? Tôi là Chổm mà!
Người ăn mặc có vẻ quyền quý kia vẫn ân cần hỏi thăm chỗ ở và cha mẹ mình, Chổm cũng thật thà đáp lại:
– Mẹ bảo cha tôi mang họ Lê, bị hổ dữ ăn thịt lâu rồi, mẹ tôi vẫn còn đang ở nhà.
Nguyễn Kim nghe Chổm nói cha mình họ Lê, trong lòng đã khẳng định đến nửa già nên liền xin Chổm đưa về nhà anh chàng.
Thấy khách lạ đến nhà, mẹ Chổm trong lòng vừa mừng lại vừa lo. Đến tận khi biết họ có thiện ý thì bà mới mang ấn ngọc cũ ra và thuật lại đầu đuôi mọi chuyện trong quá khứ.
Sau đó Nguyễn Kim đón mẹ con Chổm rời khỏi căn nhà rách nát kia đến ở Sầm Châu. Ở đây Chổm chăm chỉ lo chuyện mong ngày báo thù kẻ đã giết cha mình.
Danh tiếng của quân Lê ngày một lớn. Nghe tin đó, vua Mạc phái tướng của mình đem theo 60 vạn quân binh tới đánh.
Sau hàng loạt trận chiến kịch liệt, quân Lê giành được đại thắng. Không lâu sau đó, đội quân cùng Chổm hành quân ra Bắc tiến đánh quân Mạc. Quân Lê đi đến đâu thì đám quân Mạc sợ hãi trốn chạy như đám vịt con sợ chết.
Chổm trở thành vị chúa với uy thế vang lừng thiên hạ. Ngày về kinh, vừa định tiến vào trong cửa ô, tự nhiên từ đâu một toán người kéo ra, bọn họ đều là chủ ở dãy hàng cơm từng cho Chổm ăn nợ tới hỏi về món nợ cũ.
Nhìn thấy thế thì bọn lính lập tức định tới bắt tội bọn họ vô lễ với chúa. Nhưng Chổm liền ngăn lại và kể chuyện xưa chuyên ăn nợ của mình cho toàn quân nghe. Sau đó kêu quan hầu đem tiền trả nợ. Nhưng sau đó lại có hàng tá người kéo tới kể ơn xưa nghĩa cũ đòi đủ thứ tiền… một đội truy nợ nhìn đông vui như hội.
Quan hầu tính nợ mãi không xong vì số tiền cứ thế tăng lên ngày một nhiều. Khó xử không biết làm sao, cuối cùng bọn họ nghĩ ra cách hay, đem tiền vung ra, ai nhặt được nhiêu thì nhận bằng ấy. Thế là mọi người cứ đổ ra vừa nhặt vừa cướp loạn một vùng.
Gần đến cửa thành, đại tướng đi theo Chổm chợt nghĩ rằng chúa mình đã chuẩn bị lên ngôi cao quý mà lại cứ bị réo nợ thì còn mặt mũi thể thống nào nữa. Nên ông ta sai quân dán giấy viết hai chữ “cấm chỉ” giữa phố, sai một nhóm lính canh giữ ở đó, thấy ai dám tìm chúa đòi nợ lập tức chém đầu. Chính nhờ vậy mà mọi người mới không còn chạy theo xe của Chổm nữa.
Khi Chổm đến trong hoàng cung trời cũng gần tối, lại thấy đám quan văn võ ai cũng một vẻ mặt mong mình ngay lập tức lên ngôi để bình thiên hạ. Thấy vậy Chổm liền ngửa mặt nhìn trời mà khấn: “Hỡi Thượng đế, Chổm tôi nếu xứng nối nghiệp của nhà Lê vậy thì xin để mặt trời quay lại thời điểm chính ngọ. Nếu không tôi sẽ về lại chốn cũ mà làm ăn, và giao lại quyền vị cho người khác”.
Vừa khấn xong, bỗng nhiên trời bừng sáng, mặt trời vốn đã gần khuất núi lại treo tren đỉnh đầu. Và thế là Chổm ngẩng cao đầu bước lên trên đàn và hoàn tất lễ đăng cơ hoàng đế.
Khi lễ đã xong, mặt trời khi nãy còn trên đỉnh liền hướng thẳng phía Tây mà lặn mất. Bầu trời vì đó mà tối đen như mực, mọi nhà đốt đèn vừa lúc gà gáy báo canh một.
Từ đó ngoài câu tục ngữ “Nợ như chúa Chổm” còn có một bài ca dao như sau:
“Vua Ngô ba mươi sáu tàn vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm uống rượu tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô.”
Hơn nữa, nơi vườn hoa ở cửa Nam cũng vì sự tích kể trên mà người ta quan gọi nó là ngã tư Cấm Chỉ.
Xem Thêm
- Sự tích chim Hít Cô
- Rủ nhau đi kiếm mật ong
- Cô gái lừa thầy sãi, xã trưởng và ông quan huyện
- Hai anh em và con chó đá
- Hòa thượng và người thợ giày
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan
- Trinh phụ hai chồng
- Vận khứ hoài sơn năng trí tử, thời lai bạch thủy khả thôi sinh
- Phụ huynh nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi phụ huynh kể tháng kể ngày
- Sự tích con Nhái
- Dì phải thằng chết trôi, tôi phải đôi sấu sành
- Hai cô gái và cục bướu
- Người dân nghèo và Ngọc hoàng
- Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn